9 kinh nghiệm cần biết trước khi mở quán cafe nếu bạn muốn thành công

Có lẽ thứ bạn thấy nhiều nhất mỗi khi ra đường đó là các quán các quán cafe. Đúng vậy, ở Việt Nam hầu như mọi con đường, mọi hẽm hóc đều tồn tại các thể loại quan cafe từ cafe cóc, cafe chung cư, cafe công sở, cafe sang, cafe DJ… Vậy kinh doanh ngành này dễ vậy sao mà ngàynào  tôi cũng thấy quán này quán nọ khai trương đủ thể loại. Ngay cả đến những đứa bạn của tôi khi được hỏi: “Có tiền mày sẽ đầu tư gì?”… và nhận được nhiều câu trả lời dạng “Tao sẽ mở một quán cafe theo phong cách của tao”… Nếu bạn có cùng ý tưởng đó, nên đọc bài viết này để tham khảo những kinh nghiệm mở quán cafe thực tế sau:

1. Học hỏi kinh nghiệm từ những người trong ngành, những người đi trước

Bất cứ trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề, mặt hàng hay dịch vụ nào thì những người đi trước luôn cho chúng ta những bài học thực tế bổ ích nhất. Trước khi quyết định kinh doanh bạn cũng phải trả lời câu hỏi, mình biết gì về lĩnh vực đó và tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá những dịch vụ mình cung cấp.

Do đó, nếu chọn kinh doanh cafe bạn phải am hiểu về thức uống này để biết được cách pha cafe và những thức uống khác chuẩn nhất, ly cafe này pha đã đạt chưa,… để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Những kiến thức bạn cần học là: Đặc điểm của từng loại giống cafe, tên các trang trại trồng cafe, kiểu ly nào và công thức pha phù hợp với người Việt nam nhất,… Nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để có quyết định đúng đắn nhất.

Khi đã tích lũy đủ kiến thức về cafe+ đam mê bản thân, bạn sẽ thấy tự tin hơn. Từ đó truyền lại những bí kíp cũng như tậm huyết của người chủ quán cho nhân viên của mình để có được ly cafe thơm ngon nhất phục vụ khách hàng.

cafe nguyen chat

>>> Tài trợ máy xay cafe cho quán <<<

2. Chuẩn bị vốn mở quán cafe

Xem thêm: Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?

Tùy vào quy mô cũng như phong cách mà chủ quán định hướng để để đưa ra vốn căn bản. Nhưng nhìn chung, mở quán cafe bạn phải chuẩn bị số vốn kha khá đấy, tổi thiểu phải trên 50 triệu. Bạn có thể huy động ở mọi nguồn, tiền tiết kiệm, đi vay,… nhưng  phải chắc chắn mình có chính xác bao nhiêu. Vì vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh, rồi thuê mặt bằng, thiết kế website, thuê nhân viên, mua nguyên liệu, trang trí quán…

  • Vốn để mở quán cafe bao gồm 2 loại chi phí chính đó là:Chi phí cho quán: Bao gồm tiền đặt cọc mặt bằng, chi phí thiết kế và thi công, chi phí nhân công, vật dụng,…và rấ nhiều thứ nữa liên quan đến quán nảy sinh.
  • Chi phí duy trì: Khoản này dành cho thời gian đầu mới mở quán như quảng cáo, tiếp thị và các khoản như thuê mặt bằng hàng tháng, internet, điện, nước, điện thoại, trả lương nhân viên, nguyên liệu, thực phẩm các loại, thức uống, quà tặng khuyến mãi,… Cộng thêm khoản vốn dự phòng cho 3 tháng đầu, vì thời gian này quán chưa sinh lãi hoặc rất ít.

3. Xác định khách hàng tiềm năng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên người chủ quán phải định hình cho quán, bởi đó là yếu tố quyết định đến phong cách, màu sắc của quán cafe. Bởi quy cho cùng, mọi thứ chúng ta làm, chúng ta chuẩn bị, chúng ta hy vọng đều là vì khách hàng. Kinh doanh cafe thành bại phụ thuộc rất lớn vào bước này. 2 yêu tố quan trọng nữa là nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, người thua cuộc sẽ là bạn nếu bạn bỏ qua bước này.

Về nghiên cứu đối thủ: Khi chọn mặt bằng bạn đã phải lưu ý vấn đề này rồi. Hãy khảo sát xem những quán cafe đang kinh doanh gần bạn có gì độc đáo, khách hàng có ý kiến gì về họ, có đông khách không, họ có ưu và nhược điểm gì…? Từ đó rút kinh nghiệm tránh mắc sai lầm như họ, và cải tiến những cái họ chưa có hoặc làm chưa tốt.

Về nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng: Bạn phải xác định rõ quán cafe mình sẽ nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể nào, tuổi teen, sinh viên, công nhân viên chức, doanh nhân, người trung niên,…Từ đó bạn sẽ có hướng tập trung vào sản phẩm đối tượng đó cần, thích, rồi trang trí thiết kế quán sao cho phù hợp với họ,…

4. Lên ý tưởng và phong cách quán cafe

>> Top 5 phong cách quán cafe Hot nhất 2017 <<<

Đã chọn được đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ biết được mình cần trang trí quán theo phong cách nào. Một số ý tưởng bạn có thể tham khảo là Cafe bóng đá, công sở, vướn, cá tính, thưởng thức sành sỏi, cóc, bình dân,…

Nhiệm vụ của bạn là lên ý tưởng thiết kế, trang trí quán cafe sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng mình muốn hướng tới. Hãy tận dụng những bức tranh tường hoặc sơn dầu để tô điểm thêm cho quán, thu hút khách nhiều hơn.

quán cafe đẹp

5. Lựa chọn mặt bằng, thuê địa điểm mở quán

>> Kinh nghiệm Thuê mặt bằng mở quán cafe <<<

Mở quán kinh doanh cafe thành công hay không, 1/3 phụ thuộc vào việc chọn được mặt bằng đẹp. Nếu chủ quan không cân nhắc kỹ, sự nghiệp của bạn thất bại là lẽ tất nhiên biết trước được.

Kinh nghiệm kinh doanh cafe của nhiều người đi trước cho thấy, việc chọn địa điểm nhiều người qua lại như siêu thị, trung tâm thương mại lớn, trường học, khu công nghiệp,… luôn là lựa chọn khôn ngoan vì sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng gần đó.

Nhiệm vụ này không hề dễ hoàn thành. Bạn phải bỏ nhiều thời gian, công sức tìm kiếm chứ không thể hoàn thành ngay được. Hãy “ngắm” một vài chỗ rồi theo dõi xem lượng người qua lại có đông không, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, uống cafe, có view đẹp để khách ngắm hay không, có chỗ đỗ xe thuận tiện hay không,…

Đừng coi thường những yếu tố đó mà hối không kịp nha, vì đó sẽ là nền tảng để bạn thành công sau này đấy.

6. Hoàn tất các thủ tục pháp lý

>>> Thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh quán cafe <<<
Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Tất nhiên là có rồi. Để quán có thể hoạt động như kế hoạc đã định, bạn phải tới phường, xã nơi bạn định mở để hoàn tất các thủ tục pháp lý, đó là xin giấy phép kinh doanh.

Quán cafe bình dân đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

7. Vật dụng cần thiết và nhân viên

>> Mở quán cafe cần mua những gì <<<

Mở quán cafe kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ thì các vấn đề về nhân viên và vật dụng cũng không thể qua loa được.

Một số vật dụng cần phải có như: Tách, ly, đồ pha chế, đĩa, chén, cafe, thức ăn, đồ uống,… Mẹo là bạn hãy lên danh sách những đồ phải và nên mua để tránh thiếu hoặc thừa. Sau đó tìm địa chỉ cung cấp với chất lượng, giá tốt nhất, ổn định lâu dài cho quán.

Về vấn đề nhân viên: Quy mô quán nhỏ, ban đầu chưa đông khách, thì bạn không cần thiết phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần 3 người, một người pha chế, một phục vụ, một nhân viên bảo vệ là đủ. Sau này khi quán đông khách hoặc quy mô mở rộng hơn thì sẽ bổ sung sau.

Quan trọng nhất vẫn là vấn đề chất lượng, cafe ngon mới hút được khách. Bởi vậy, nhân viên pha chế cực quan trọng- họ là linh hồn cho quán. Vì vậy, bạn phải chọn người yêu thích và sành về cafe, có công thức pha chế ngon, đẹp mắt.

8. Lập menu quán cafe, định giá thức uống hợp lý

>> Thiết lập menu quán cafe chuẩn <<<

Lập menu: một menu khoa học và bắt mắt thì chắc chắn chiếm cảm tình của khách hàng hơn. Quán bạn có bao nhiêu loạI cafe, bao nhiêu thức uống, món ăn khác, hãy lập thành một menu sao cho khách dễ hình dung nhất. Hãy thêm thật nhiều hương vị riêng để tạo sự khác biệt.

menu cafe đẹp

Về vấn đề định giá: Mỗi ngày bạn bán được bao nhiêu ly? Bao nhiêu ly thì bạn hòa vốn và có lãi? Các khoản chi phí kèm theo như thay thế sản phẩm, giao hàng,… là bao nhiêu? Không được bỏ sót bất kỳ khoản nào, hãy tính toán kỹ tất cả mọi chi phí phát sinh, bạn sẽ định giá được nhanh chóng.

Và có một quy chuẩn khá hay dành cho những ai đang định khởi nghiệp mở quán cafe là: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo”.

9. Marketing cho quán cafe

>> 10 Tuyệt chiêu Marketing cho quán cafe <<<

Sau khi đã hoàn thành 8 nhiệm vụ trên, cuối cùng là bạn phải quảng cáo để mọi người biết tới quán cafe của mình.

Đầu tiên, bạn phải có một hệ thống để khách nhận diện quán bạn như: tên quán, logo, biển hiệu, menu, name card, website,… chuyên nghiệp sao cho khách dễ nhớ nhất là ok.

The Retro Vietnam